Sau thời
gian bay thử nghiệm, có được sự đánh giá của cơ quan chức năng, kỹ sư
Bùi Hiển chuyên tâm vào làm chiếc máy bay thứ hai với nhiều cải tiến để đạt
đến tiêu chuẩn nước ngoài. Lần này, ông không sử dụng mô hình đồng trục
nữa mà làm kiểu trực thăng cánh đơn, hỗ trợ cánh đuôi.
'Cha đẻ' máy bay Việt Nam tươi cười bên phiên bản thứ hai của mình. Ông hy vọng lần này, máy bay bay cao và xa hơn. Ảnh: Huy Phan |
"Tôi muốn lần
này, máy bay phiên bản thứ hai bay cao và xa hơn phiên bản đầu tiên. Bởi
tôi rút được kinh nghiệm những gì máy bay trước đó còn hạn chế" - kỹ sư
Bùi Hiển quả quyết.
Ông Hiển phân tích việc chọn lựa động cơ, trước đây phiên bản đầu tiên ông sử dụng động cơ của ca-nô, dù công suất máy cho đủ vòng quay, đủ sức gió nhưng có một khiếm khuyết là máy quá nóng.
Với ca-nô còn có nước để làm mát, nhưng khi bay trên trời, sức nóng của máy làm trực thăng không bay được cao và thời gian bay ngắn.
Vì thế lần này, ông quyết định mua một động cơ ô tô thể thao dạng công thức 1 của Mỹ, với công nghệ Nhật Bản, công suất gấp đôi công suất máy ca-nô hiệu Yamaha.
Chiếc máy
bay đầu tiên ông mất 3 năm trời để chế tạo, nhưng chiếc thứ hai này mất
khoảng gần một năm.
Để lái chiếc máy bay đồng trục, ông Hiển đã phải mất ba tháng nghiên cứu, tập lái ở trong xưởng sản xuất của mình. Còn với chiếc máy bay mới, ông Hiển chỉ mất một tháng là có thể làm quen hoàn toàn.
Để lái chiếc máy bay đồng trục, ông Hiển đã phải mất ba tháng nghiên cứu, tập lái ở trong xưởng sản xuất của mình. Còn với chiếc máy bay mới, ông Hiển chỉ mất một tháng là có thể làm quen hoàn toàn.
Ông Hiển phân tích việc chọn lựa động cơ, trước đây phiên bản đầu tiên ông sử dụng động cơ của ca-nô, dù công suất máy cho đủ vòng quay, đủ sức gió nhưng có một khiếm khuyết là máy quá nóng.
Với ca-nô còn có nước để làm mát, nhưng khi bay trên trời, sức nóng của máy làm trực thăng không bay được cao và thời gian bay ngắn.
Vì thế lần này, ông quyết định mua một động cơ ô tô thể thao dạng công thức 1 của Mỹ, với công nghệ Nhật Bản, công suất gấp đôi công suất máy ca-nô hiệu Yamaha.
Cận cảnh chiếc máy bay thứ hai của kỹ sư Bùi Hiển. |
Theo ông
Hiển, động cơ cũng chỉ là một trong những phần quan trọng của máy bay.
Những phần còn lại như cánh quạt, kết cấu khí động học, cân bằng, bộ số,
bộ truyền động, bộ não điều khiển… ông phải tự làm, mày mò chế tạo ra,
điều này không hề đơn giản tí nào.
"Đâu phải
lúc nào cũng có sẵn tài liệu để học hỏi, nghiên cứu, nhiều cái tự mình
mày mò, tính toán chế tạo ra. Có khi tính toán cộng trừ nhân chia với cả
đống giấy nháp đủ thứ công thức, con số, nhiều khi tính sai phải tính
lại", kỹ sư Hiển tâm sự.
Khi được
hỏi về mục đích chế tạo chiếc máy bay, ông Hiển thành thật nói: “Tôi đầu
tư tâm huyết, trí lực, tiền bạc vào hai chiếc máy bay này không phải vì
mục đích kinh doanh kiếm lời, mà chỉ đơn giản để mang nó đi thi thố với
đời, chứng minh cho thế giới biết là người Việt có thể làm được mọi
thứ. Đến một người nông dân cũng có thể làm được máy bay”.
Kỹ sư Bùi Hiển kiểm tra lại các bộ phận máy bay. |
Tuy nhiên,
nếu nhà nước cởi mở cho vấn đề máy bay tư nhân thì ông cũng có thể tham
gia vào việc chế tạo, tư vấn, kinh doanh mặt hàng "siêu phẩm" này.
Ông Hiển nêu tầm quan trọng của máy bay trực thăng trong đời sống xã hội như tưới nước, rải hóa chất cho đồng ruộng, tìm kiếm người bị nạn, tuần tra cao tốc,...
Ông Hiển nêu tầm quan trọng của máy bay trực thăng trong đời sống xã hội như tưới nước, rải hóa chất cho đồng ruộng, tìm kiếm người bị nạn, tuần tra cao tốc,...
"Thêm nữa
trực thăng có nhiều điểm lợi so với các máy bay khác là không cần bến
bãi rộng, đường bay lớn, hay nhân công nhiều, mà nó chỉ cần một bãi đáp
nhỏ, đội ngũ nhân sự ít, tiết kiệm được nhiều thứ trong khi hiệu quả
lớn", ông Hiển nói thêm.
Điều ông
Hiển mong mỏi, các nhà sáng chế nông dân như ông cần được Nhà nước
quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động. Hiện tại, khó
khăn với "cha đẻ" máy bay "made in Vietnam" chính là việc đăng ký và cấp
phép thử nghiệm máy bay phiên bản thứ hai.
Ông Hiển cho biết đã làm đơn, làm kế hoạch một cách bài bản để gửi đi nhiều cơ quan quản lý, nhưng câu trả lời vẫn là…chờ đợi.
Ông Hiển cho biết đã làm đơn, làm kế hoạch một cách bài bản để gửi đi nhiều cơ quan quản lý, nhưng câu trả lời vẫn là…chờ đợi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét