Quảng cáo

Kiến thức về bình chữa cháy

Kiến thức về bình chữa cháy

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Porsche Cayenne xe hơi độ da cá xấu

Với một chiếc Porsche Cayenne phiên bản cũ, nhà độ Carlex Design bọc da đen cho nội thất và tạo ấn tượng bằng các chi tiết da cá sấu và chỉ khâu màu đỏ nổi bật.


Đặc biệt hơn, hãng Carlex không phải chỉ đơn giản là ghép các mảnh da bất kỳ lại với nhau, mà kỳ công chọn lựa từng mảnh da khác nhau cho các vị trí khác nha. Phần da thô sần ở lưng cá sấu được dùng để ốp cửa, trong khi phần da mềm hơn được dùng cho ghế ngồi.

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Phạm Trung Đức

Theo: Dantri - mua ban oto, tim mua oto cu, mercedes cu

8X đam mê nuôi lợn khép kín

8X đam mê nuôi lợn khép kín. Theo Dân trí - Anh Nghiêm Xuân Hùng (sinh năm 1986) thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội bắt tay vào công việc chăn nuôi từ năm 2006 với 2 con bò và một đôi lợn nái. Một thời gian sau, nhận thấy nuôi lợn hiệu quả hơn, anh quyết định chọn đây là con đường làm giàu. 


Chăn nuôi nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm rất dễ gặp rủi ro, năm 2007 anh Hùng quyết định tham gia lớp trung cấp thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 
anh-Hung1-4899-1394709530.jpg
Trung bình mỗi năm anh Hùng thu 600 triệu đồng từ trang trại lợn. 
Trong thời gian này, anh tăng số lượng đàn lên 20 con và mở rộng chuồng trại khoảng 100 m2. Khi thấy có lãi, anh quay vòng vốn đầu tư mua thêm giống và tăng số lượng đàn. Trận dịch bùng phát năm 2009 khiến cả đàn lợn gần 60 con chết hết, anh lỗ hàng trăm triệu đồng. Chán nản, anh định bỏ nghề. Chỉ đến khi nhận thấy chỗ sai của mình, anh Hùng quyết định bắt tay làm lại từ đầu. 
“Con lợn ốm, chết cũng là do mình chưa coi trọng công tác vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho chúng. Lúc bắt đầu lại, tôi rất chú trọng đến những vấn đề này, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh để nếu lợn ốm thì không đến nỗi chết cả đàn”, anh Hùng cho hay. 
Đến 2011, anh mở rộng dần quy mô chăn nuôi. Hiện trang trại có diện tích khoảng 1.000 m2, với hơn 30 con nái và trên 300 lợn thịt. Mỗi năm anh xuất chuồng trên 600 lợn thịt với trọng lượng bình quân 110 kg mỗi con.
Trung bình mỗi con lợn anh lãi 1,2 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí thức ăn, thuốc, điện thắp sáng… Đợt giá cao có thể lãi tới 1,8 triệu. Như vậy, riêng trang trại lợn mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng hơn 800 đến một tỷ đồng. 
trang-trai1-5439-1394709530.jpg
Bên cạnh trang trại lợn, gia đình anh còn kinh doanh thức ăn gia súc, thuốc thú y, lò mổ... nhằm tạo mô hình khép kín trong chăn nuôi.
Anh Hùng còn nuôi ý tưởng xây dựng trang trại theo một mô hình khép kín. Sau khi có một khoản tiền tích cóp từ nuôi lợn, chủ trang trại này tham gia góp vốn vào một công ty sản xuất thức ăn gia súc tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hàng năm anh được họ trả phần lợi nhuận đầu tư. Anh cũng nhận làm đại lý phân phối đầu ra cho họ. Với kiến thức học được ở Đại học Nông nghiệp, anh bán thêm thuốc thú y, đồng thời triển khai xây dựng lò mổ luôn trong trang trại của mình. 
"Tôi muốn xây dựng một mô hình chăn nuôi khép kín, có thể chủ động được từ con giống, tiêm phòng dịch bệnh, nguồn thức ăn đến đầu ra cho sản phẩm", anh Hùng cho hay. Khoản lợi nhuận đầu tư, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y mỗi năm cũng có lãi từ 300 đến 400 triệu đồng. 
Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, anh Hùng cho biết để thành công với mô hình này, bên cạnh việc chọn con giống tốt, chủ trang trại phải là người hiểu biết về vật nuôi.
"Với nhiều người, chăn nuôi là một việc rất nhiều rủi ro vì lợn có thể ốm, dịch bệnh, chết hàng loạt. Tuy nhiên, nếu có những kiến thức khoa học, chịu khó học hỏi những kỹ thuật thực tế thì có thể chủ động hơn trong việc phòng và chữa bệnh cho chúng. Kể cả khi lợn ốm, những kiến thức cũng có thể giúp mình quyết định nên lựa chọn loại thuốc sao cho phù hợp", anh bộc bạch.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Jeep A2 rước dâu tại Quảng Ninh

Ngày 8/3, TP.Quảng Ninh bất ngờ quy tụ đoàn xe Jeep A2 có xuất xứ từ thời chiến tranh, lên tới hơn chục chiếc, tham dự lễ rước dâu của gia đình một thành viên chơi xe.
xe Jeep, cổ, đám cưới, Quảng Ninh, rước dâu
Đoàn xe ô tô có khoảng 13 chiếc xe thuộc thương hiệu Jeep, trong đó có 11 chiếc thuộc dòng M151 A2 (hay còn gọi là Jeep lùn) thường thấy trong cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn từ thập niên 60 đến 70 của thế kỷ trước; hai chiếc còn lại gồm một Jeep Willy có “tuổi đời” cao hơn (sản xuất năm 1941) và một chiếc Jeep Wrangler 1991.
xe Jeep, cổ, đám cưới, Quảng Ninh, rước dâu
Những chiếc Jeep mang màu sắc quân sự đã được trang hoàng hoa, dải lụa và chữ “hỷ” để tham gia đoàn rước dâu với nhân vật chính là chiếc “xe hoa” Audi A5 mui trần. Suốt đoạn đường từ Bãi Cháy qua cầu Bãi Cháy sang bên Hòn Gai, đoàn xe đi theo hàng dài nối đuôi nhau thu hút rất đông người đi đường chú ý. Đây là đám cưới con gái một thành viên trong hội chơi xe Jeep tại Quảng Ninh.

xe Jeep, cổ, đám cưới, Quảng Ninh, rước dâu
Những chiếc Jeep A2, Willy hầm hố thời chiến, nay lại mềm mại trong sắc hoa cưới.

xe Jeep, cổ, đám cưới, Quảng Ninh, rước dâu
Đoàn xe được cắm cờ chữ “hỷ”.

xe Jeep, cổ, đám cưới, Quảng Ninh, rước dâu
Do là xe cổ, nên nhiều xe vẫn được thăm khám trước khi lên đường

xe Jeep, cổ, đám cưới, Quảng Ninh, rước dâu
Theo anh Hà - một thành viên trong Hiệp hội Jeep miền Bắc (HJB), tham gia vào đoàn diễu hành là các thành viên HJB đến từ nhiều tỉnh thành khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội... “Việc trang trí cho đoàn xe được các chị em trong đoàn thực hiện từ đêm hôm trước. Đoàn xe xuất phát từ Hà Nội vào buổi sáng”, anh Hà cho biết thêm.

xe Jeep, cổ, đám cưới, Quảng Ninh, rước dâu
Chiếc Jeep Wrangler màu đỏ hơi lạc lõng trong đoàn xe màu sắc quân sự, nhưng vẫn khá nổi bật.

xe Jeep, cổ, đám cưới, Quảng Ninh, rước dâu
Hoạt động diễu hành xe cổ, xe chơi lâu nay vẫn thường xuyên diễn ra nhân dịp họp mặt hay cưới hỏi của những câu lạc bộ chơi xe trong cả nước.

xe Jeep, cổ, đám cưới, Quảng Ninh, rước dâu
Với những quy tắc ngầm hoàn toàn tự giác, những người tổ chức diễu hành xe luôn cố gắng để đoàn xe không vi phạm luật giao thông, qua đó tăng thêm góc nhìn thiện cảm của xã hội cho các phong trào tự phát này.
Theo: Vietnamnet - tim mua oto cu, oto cu gia re

Vòng tròn bất tử không bao giờ bị lãng quên

Trò chuyện với Tuần Việt Nam khi đang ở Đà Nẵng tối 12/3, chuẩn bị tham gia chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa", cựu binh Lê Hữu Thảo, người tham gia chỉ huy việc cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma chia sẻ, anh và đồng đội rất vui mừng, phấn khởi trước sự kiện này.

 Blog tiêu điểm!

"Đó là sự tri ân, thể hiện tình cảm đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự động viên với thân nhân những liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc", anh Thảo chia sẻ.
Gạc Ma, Trường Sa, Hải chiến Trường Sa 1988, anh hùng, liệt sĩ, Tổ quốc, chủ quyền, biển đảo quê hương, Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa, tri ân, tưởng niệm
Cựu binh Lê Hữu Thảo (trái) xúc động tại Chương trình Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa ngày 13/3/2014. Ảnh: TPO
Mỗi năm dịp tháng 3 về, anh Thảo lại tất bật chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với những người đồng đội cũ, từng tham gia trận Hải chiến Gạc Ma năm nào. Các cựu binh trong trận Hải chiến còn sống trở về ngày đó, giờ ai cũng bận bịu mưu sinh. Gia đình các anh và các liệt sĩ hiện nay hầu như đều có những hoàn cảnh, điều kiện khó khăn khác nhau.
Những người lính xưa, nhiều năm nay, dù có khi chỉ là một nhóm nhỏ giữ được liên lạc với nhau, thì vào dịp này, vẫn tổ chức gặp mặt, cùng nhau thắp hương, ôn lại ký ức xưa, hỏi han hoàn cảnh cuộc sống hiện tại.
"Năm nay, tôi không ngừng liên lạc, động viên tất cả anh em, những ai được mời bằng mọi giá cố gắng bố trí để vào Đà Nẵng tham gia buổi gặp mặt. Tâm trạng chung của mọi người là rất phấn khởi, và đều cho biết, sẽ gắng hết sức để tham dự cho được chương trình lần này", anh Thảo nói.
Người cựu binh Trường Sa bồi hồi, đây là năm thứ 2 chương trình tưởng niệm Hải chiến Trường Sa 1988 được tổ chức. Năm ngoái, phạm vi sự kiện hẹp hơn, song vẫn tạo ra tiếng vang và dấu ấn đáng kể.
"Rất hi vọng năm nay chương trình của Tổng liên đoàn Lao động tổ chức có quy mô lớn sẽ càng tạo được sức lan tỏa rộng rãi. Bởi đây là một hành động tri ân rất xứng đáng với tầm vóc lịch sử của sự kiện",  anh Thảo tâm sự.
Trong tâm nguyện những người lính như anh Thảo, tham gia trận chiến 26 năm về trước là việc làm của những người con nước Việt luôn đặt Tổ quốc trong tim mình. Các anh và thân nhân những người lính đã hi sinh tính mạng, xương máu cho đất nước chưa bao giờ nghĩ đến sự đền đáp. Bởi, tri ân hay hỗ trợ bao nhiêu mới là đủ cho những mất mát, đau thương đó.
"Tiền bạc, vật chất có lẽ chỉ là thứ nhất thời, trước mắt. Có những giá trị sẽ tồn tại lâu bền, trường tồn hơn nữa, và là điều chúng tôi mong mỏi nhiều hơn cả. Đó là, sự kiện lịch sử này được đưa vào SGK giảng dạy trong nhà trường, đi vào những bài thơ, câu hát... để thế hệ trẻ ghi nhớ và trân trọng".
Trước mắt, theo anh Thảo, lời kêu gọi huy động xây dựng đền tưởng niệm 64 anh hùng Gạc Ma là một hành động rất ý nghĩa. Đây không chỉ là sự tri ân với những người đã ngã xuống, cống hiến phần máu thịt cho đất nước, mà còn là một thông điệp cho đồng bào, nhất là với lớp trẻ.
"Thể chế, giai đoạn lịch sử nào cũng cần lòng yêu nước, sự đoàn kết, vì vậy đều cần ghi nhận những người đã hi sinh, cống hiến cho đất nước, dân tộc. Có như vậy, lớp trẻ mới có định hướng để phấn đấu, học tập".
***
Câu chuyện của những cựu binh như anh Lê Hữu Thảo kéo chúng ta về ký ức của 26 năm về trước, Trung Quốc đưa quân ra chiếm bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Những người lính công binh Việt Nam khi đó đang làm nhiệm vụ xây dựng các công trình trên quần đảo Trường Sa đã phải  đối mặt với lực lượng vũ trang của Trung Quốc. Họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng bảo vệ đảo, giữ ngọn cờ Tổ quốc.
Gạc Ma, Trường Sa, Hải chiến Trường Sa 1988, anh hùng, liệt sĩ, Tổ quốc, chủ quyền, biển đảo quê hương, Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa, tri ân, tưởng niệm
Thả vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma. Ảnh: T.T.D/ Tuổi trẻ
Tại Gạc Ma, các chiến sĩ công binh hải quân kết thành một vòng tròn xung quanh lá cờ Tổ quốc. Hình ảnh thiếu úy liệt sĩ Trần Văn Phương ngã xuống khi giành giật lá cờ Tổ quốc, và Anh hùng Quân đội Nguyễn Văn Lanh tay không chiến đấu để bảo vệ cờ, đã trở thành biểu tượng anh dũng trong công cuộc giữ gìn chủ quyền đất nước.
Máu của 64 liệt sĩ Trường Sa nhuộm đỏ nước biển Đông, nhưng những người anh hùng đó đã làm nên "Vòng tròn bất tử" cho chủ quyền biển đảo Tổ quốc trường tồn.
Giờ đây, những đồng đội của các liệt sĩ Trường Sa, người còn, người mất song ký ức vẫn đậm và ý chí vẫn vững chắc như xưa. Từng là nhân chứng cho một sự kiện lịch sử đau thương trong quá khứ, nay họ trở về với công việc thường ngày, cần mẫn đổ mồ hôi trên mảnh đất quê hương để lao động kiếm sống.
Con của các liệt sĩ Trường Sa năm xưa nay đã trưởng thành. Con gái anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương đã là cán bộ của huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa)... Họ luôn gắng hoàn thành nhiệm vụ như tâm nguyện của cha mình để lại.
Những đồng đội, những người con và tất cả Tổ quốc, nhân dân Việt Nam không quên các anh hùng liệt sĩ Trường Sa. Nhiệm vụ còn dang dở của các anh sẽ được các thế hệ nối tiếp thực hiện trong những điều kiện mới, để "Vòng tròn bất tử" không bao giờ bị lãng quên...

Theo: Vietnamnet.vn

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Lỗi lòng của người mẹ có một con bị điếc và một con bị ung thư

Lỗi lòng của người mẹ có một con bị điếc và một con bị ung thư. Không giống như nhiều bệnh nhân nhi khác tại Viện huyết học và truyền máu TW, bé Phạm Trần Ngọc Diệp khiến chúng tôi không thể dời mắt bởi nét hồn nhiên và tinh nghịch cho dù trên tay lúc nào cũng giữ chặt mũi kim truyền. Chưa đầy 3 tuổi, nên em chưa biết đọc, cũng chưa biết viết nhưng ngày nào cũng thế, Diệp chỉ chơi quanh quẩn ở trước cửa phòng đọc sách để đợi các cô mở cửa là chạy ùa vào. 

 Blog tiêu điểm!
Mỗi lần như thế, đôi mắt em tròn xoe, đáng yêu đến lạ, rồi lại vẫy vẫy đôi bàn tay bé xíu gọi mẹ ra chiều thích thú lắm.
Nét đáng yêu của Ngọc Diệp cho dù em đang phải truyền hóa chất vì căn bệnh ung thư máu.
Nét đáng yêu của Ngọc Diệp cho dù em đang phải truyền hóa chất vì căn bệnh ung thư máu.
Chị Trần Thị Minh Phượng (mẹ của bé Diệp) cho biết: “Cháu thích xem sách lắm rồi lại hỏi mẹ đấy là cái gì. Có những lúc nhìn thấy các anh chị lớn hơn tập vẽ, tập tô cháu cũng đòi mẹ mượn các cô cái bút chì để cầm rồi nghệch ngoạc trên giấy… Nhìn con lúc đó, chị đã nghĩ con không bị bệnh đâu em ạ”.
Giọng chị chậm rãi, miên man kể cho tôi nghe chuyện bé Ngọc Diệp với ánh mắt như “đong đầy hạnh phúc” bởi con ngoan và đáng yêu lắm. Nhưng rồi thực tại nhanh chóng kéo chị về với nỗi đau đến đứt ruột mà từ lâu chị đã cố tình quên. Bắt đầu từ tháng 9/2013, sau trận sốt kéo dài, chị đưa con lên viện khám thì bác sĩ báo tin dữ con bị ung thư máu phải cấp cứu luôn. Tin bệnh của Diệp như tiếng sét đánh bên tai bởi chị biết ung thư máu là đồng nghĩa với việc mang án tử mà thần chết sẽ gọi đi lúc nào không hay.
Em rất thích được vẽ cho dù những nét nghệch ngoạc không thành hình.
Em rất thích được vẽ cho dù những nét nghệch ngoạc không thành hình.
Sau những giờ truyền hóa chất, bé Diệp lại say sưa bên những cuốn sách như thế này ở bệnh viện.
Sau những giờ truyền hóa chất, bé Diệp lại say sưa bên những cuốn sách như thế này ở bệnh viện.
Căn bệnh khiến cho Diệp không còn được đi nhà trẻ mà phải bắt đầu làm quen với việc chọc tủy và những chai truyền hóa chất. Những tiếng con khóc thét rồi khản đặc đi vì đau đớn chị Phượng cũng đã quen, nhưng Ngọc Diệp của chị ngoan lắm bởi: “Cháu còn nhỏ nhưng mẹ dỗ là cháu ý thức cô ạ. Lúc nào đau quá, mẹ bảo lát dẫn vào phòng đồ chơi và phòng đọc truyện là cháu biết. Có lúc đau và khó chịu quá cháu cũng chỉ rơm rớm nước mắt thôi chứ không dám khóc to vì sợ mẹ dọa các cô đóng cửa phòng sách rồi không cho Diệp vào chơi nữa”.
Nghe chị Phượng kể chuyện, Diệp ra chiều nũng nịu rồi lại cúi mặt xuống hí hoáy tập tô, tập vẽ. Gương mặt em sáng ngời và nụ cười mãn nguyện khi được khen “Diệp vẽ đẹp lắm”. Đôi bàn tay bé xíu cầm cây bút chì còn khó, có lúc cọ cả vào mũi kim truyền làm em đau điếng, ấy vậy mà cô bé vẫn cứ say sưa cho đến tận tối mịt mới chịu về phòng. Có lẽ với em, bệnh viện và căn bệnh quái ác kia không là gì cả bởi sau đó em lại được chơi, được xem sách và nghe những câu chuyện cổ tích mẹ kể hàng ngày.
Sau những giờ truyền hóa chất, bé Diệp lại say sưa bên những cuốn sách như thế này ở bệnh viện.
Nỗi lo canh cánh về số tiền chữa trị cho bé Diệp, chị Phượng còn đau đáu nỗi lo cho con trai lớn là bé Bảo bị điếc ở nhà.
Con bệnh đã thế, trong lòng chị Phượng còn ngổn ngang thêm mối lo khi đứa đầu là bé Phạm Gia Bảo (5 tuổi) bị điếc đột ngột một bên tai. Nhớ lại những ngày con đi nhà trẻ nhưng lại không nghe được lời cô giáo dặn và tiếng gọi của bạn bè, chị Phượng xót xa: “Mỗi lần đi học về nhà cháu lại hỏi mẹ tại sao con không nghe được cô nói gì cả, ban đầu vợ chồng chị tưởng con mải chơi, mải nghịch nên không chú ý nhưng việc đó diễn ra trong nhiều ngày nên cho con đi khám, bác sĩ nói con bị điếc hoàn toàn bên tai phải và phía tai bên trái cũng đang có dấu hiệu tương tự. Ở bệnh viện, bác sĩ cũng hướng dẫn gia đình phải cho cháu cấy điện cực ốc tai mới có thể nghe được nhưng chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng, chị không thể có được em ạ”.
Công việc đi thu cước tiền điện thoại khiến chị không đủ sức để lo cho con.
Công việc đi thu cước tiền điện thoại khiến chị không đủ sức để lo cho con.
Dứt lời, nước mắt chị lại giàn giụa, nỗi đau và sự tủi thân thi nhau trào lên cùng một lúc khiến chị không cầm lòng được. Căn bệnh ung thư máu của Ngọc Diệp chị biết hi vọng sống rất mong manh nhưng: “Chị còn cách nào khác đâu ngoài việc đi vay tiền cho con lên viện truyền hóa theo lịch hẹn của bác sĩ. Còn thằng bé Bảo ở nhà, có lẽ cả đời này cháu chịu bị điếc vậy thôi em ạ vì thật sự anh chị không thể có tiền để chữa cho con”.
Hai vợ chồng với công việc làm thuê bấp bênh, chị Phượng nhận đi thu tiền cước điện thoại, còn anh Phạm Hoàng Phương (chồng chị) hàng ngày đi lái xe tải thuê, cố gắng lắm cũng chỉ đỡ được phần nào khoản tiền vay đi viện cho bé Diệp, còn căn bệnh của Bảo thì đành chịu vậy. Thương Bảo chuẩn bị vào lớp 1 với đôi tai không nghe thấy gì, ở bệnh viện đêm nào chị Phượng cũng khóc nhưng biết làm thế nào khác được khi sự sống của Diệp đang bị kéo ngắn lại từng ngày.
Công việc đi thu cước tiền điện thoại khiến chị không đủ sức để lo cho con.
Cuộc sống đang bị kéo ngắn lại của bé Ngọc Diệp bởi bố mẹ không đủ sức lo được tiền chữa bệnh cho con.
29 tuổi, cả gia tài chị Phượng có là 2 đứa con mà chị nâng niu, trân trọng và giữ gìn như báu vật nhưng sao ông trời nhẫn tâm khiến chúng không được “lành lặn” và “bình thường” như bao đứa trẻ khác. Ngồi ngoài hành lang bệnh viện, đôi mắt chị lại ướt nhẹp mơ hồ, sợ hãi về một ngày mai khi không còn đủ sức giữ bé Diệp bên mình và bé Bảo sẽ không còn được nghe bất kì âm thanh nào trong cuộc sống này nữa, cả kể tiếng khóc não nề của mẹ khi em gái không còn.

Siêu xe Lamborghini lâm nạn rồi bỏ chạy

Siêu xe Lamborghini lâm nạn rồi bỏ chạy. Sự cố xảy ra khi xe đang được chạy thử ở một con đường ven núi ở Hồng Kông.

 Xem: Xe hybird

Ảnh chụp hiện trường cho thấy kính chắn gió trước đã bị hỏng nặng, phần vỏ xe và bánh trước bên trái cũng bị va đập mạnh vào vách núi.
Nguyên nhân của vụ tai nạn có thể là do trời mưa, đường trơn ướt khiến tài xế mất lái. Chiếc siêu xe chỉ vừa mới rời đại lý, đang trên đường chạy thử. Ghế phụ còn bọc ni-lông.
Tại Hồng Kông, siêu xe Aventador có giá khoảng 6 triệu HKD, tương đương 800.000 USD, cho phiên bản thường. Bản đặc biệt Anniversario với công suất tang 19 mã lực (từ 691 lên 710 mã lực), cùng bộ body-kit khí động học.

Theo: Dantri - xe oto cu, mua ban oto, mua oto cu

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Xe mới Hyundai gần giống siêu xe Lamboghini

Chiếc xe này là sản phẩm hợp tác giữa trung tâm thiết kế của Hyundai ở châu Âu với một nhóm gồm 16 sinh viên của Học viện Thiết kế châu Âu (Istituto Europeo di Design). Nhóm sinh viên được sự hướng dẫn của ông Luca Borgogno, thiết kế trưởng của Pininfarina.


IED là viết tắt của Istituto Europeo di Design, còn PassoCorto trong tiếng Ý có nghĩa là “trục cơ sở ngắn”. Hyundai IED PassoCorto mang dáng dấp của một chiếc xe thể thao kiểu Ý.
Xe được thiết kế 2 chỗ ngồi, sử dụng hệ khung gầm bằng vật liệu sợi carbon, hệ dẫn động bánh sau, và động cơ đặt phía sau ghế lái.
Chiếc xe thể thao này có dài 4.100mm, rộng 1.880 mm và cao 1.160 mm, với chiều dài cơ sở 2.450mm, và trọng lượng chỉ 840 kg.
Hyundai IED PassoCorto được trang bị động cơ 1,6 lít bi-turbo 4 xy lanh, sản sinh công suất 266 mã lực.
Thiết kế bên ngoài của chiếc xe thể thao trông khá nhỏ gọn, với lưới tản nhiệt lớn và hệ thống đèn pha thiết kế độc đáo, đèn hậu nhô ra phía sau, ống xả nằm trên cao, hốc gió lớn và đặc biệt là không có kính chắn gió phía sau. Bên trong xe, khoang lái và khoang hành khách được chia riêng biệt.
IED PassoCorto - Bước ngoặt thiết kế của Hyundai
IED PassoCorto - Bước ngoặt thiết kế của Hyundai
IED PassoCorto - Bước ngoặt thiết kế của Hyundai
IED PassoCorto - Bước ngoặt thiết kế của Hyundai
IED PassoCorto - Bước ngoặt thiết kế của Hyundai

IED PassoCorto - Bước ngoặt thiết kế của Hyundai

IED PassoCorto - Bước ngoặt thiết kế của Hyundai
IED PassoCorto - Bước ngoặt thiết kế của Hyundai

IED PassoCorto - Bước ngoặt thiết kế của Hyundai

IED PassoCorto - Bước ngoặt thiết kế của Hyundai
Hiện Hyundai chưa có kế hoạch đưa mẫu xe concept này vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên, đây chắc chắn là bước ngoặt khá lớn trong định hướng thiết kế xe của hãng cho tương lai.

Theo: Dân trí. - Tin tức: tim mua oto cu, mua oto cu, gia oto cu

Đánh giá giảng viên " Hậu quả như nào? "

Theo báo dân trí: Yêu cầu lấy ý kiến đánh giá giảng viên từ sinh viên đã được đặt ra 5 năm nay nhưng cho đến giờ, vẫn được thực hiện cầm chừng. Điều đáng nói là ngay một trường ĐH lớn ở Hà Nội nhưng sinh viên khi được hỏi lại khá thờ ơ với hoạt động này.

Blog Tiêu điểm!
N.H.Tú, sinh viên năm cuối ĐH Hà Nội cho biết, nhà trường vẫn phát phiếu khảo sát hàng năm để lấy ý kiến đánh giá của sinh viên với giảng viên nhưng nội dung như thế nào thì sinh viên này hoàn toàn không nhớ. “Em cũng không quan tâm nhiều đến nội dung. Chủ yếu là đánh dấu vào phần trả lời đánh giá tốt cho giảng viên lấy thành tích, xếp loại thi đua. Nếu nhà trường thực sự muốn lấy ý kiến của sinh viên để điều chỉnh, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên thì sinh viên cũng sẵn sàng hợp tác. Còn nếu làm chỉ vì thành tích thì sinh viên cũng chỉ đánh dấu cho có, cho đủ” - nữ sinh viên này cho biết.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh phân tích, phần lớn các trường không đánh giá cao ý kiến của sinh viên, làm qua loa, đưa ra các tiêu chí đánh giá chung chung, mơ hồ. Chính điều này đã khiến cho sinh viên trả lời quấy quá cho xong việc. Như vậy, kết quả khảo sát không thu được những ý kiến xác đáng, giảng viên nào cũng nhận được những đánh giá tốt nhưng hoàn toàn không thực chất.
 
Cần xây dựng văn hóa đánh giá giảng viên trong giảng đường đại học. (Ảnh minh họa)
Cần xây dựng văn hóa đánh giá giảng viên trong giảng đường đại học. (Ảnh minh họa)


Xây dựng văn hóa đánh giá

Việc khảo sát ý kiến sinh viên được một số trường triển khai dưới nhiều hình thức. Không chỉ lấy ý kiến đánh giá giảng viên qua phiếu khảo sát, trường ĐH Nội vụ còn có những cuộc đối thoại trực tiếp giữa đại diện sinh viên các lớp với lãnh đạo nhà trường. Đây là cơ hội để sinh viên phản ánh thực tế học tập, sinh hoạt của mình tại trường cũng như đưa ra các nhận xét, đề xuất về các giờ học trong trường. Tuy nhiên, việc làm này lại không tránh khỏi những trở ngại từ phản ứng thiếu tích cực của giảng viên. “Có thầy giáo sau khi nhận được ý kiến đóng góp của sinh viên về việc trả điểm chậm đã yêu cầu khoa họp lại và phải chỉ ra xem sinh viên nào đưa ra ý kiến đó” - một sinh viên trường này cho biết. Với “văn hóa” tiếp nhận ý kiến đánh giá như vậy, sinh viên chỉ có thể im lặng hay phản ánh qua quít.

Bà Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ sư phạm, ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Giảng viên cần có ý thức sinh viên đánh giá giảng viên là tất yếu, không thể vì học trò đánh giá mình mà không hài lòng.

Còn theo ông Nguyễn Văn Hùng: “Việc lấy ý kiến sinh viên đánh giá giảng viên đòi hỏi sự thận trọng, nên chia thành nhiều giai đoạn, triển khai từng bước vì nếu không cẩn thận sẽ đem lại kết quả ngược, dễ phát sinh tiêu cực. Còn nếu không lắng nghe những đánh giá của sinh viên, thì không loại trừ tính chủ quan của tập thể giảng viên, trong khi chất lượng giảng dạy là sự sinh tồn của một trường đại học”.   

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Những trang phục truyền thống của phụ nữ Asian

Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á.

Sampot - Campuchia - Tiêu điểm

10.jpg
Phụ nữ thường kết hợp Sampot  với Chang Pong – một mảnh vải màu sắc bất kỳ dùng để quấn, che phần ngực và để hở phần bụng trên. Ảnh: Cambodiaguide.
Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.
 Phasin - Thái Lan
1380841425664jpg1380987482.jpg
Phasin với phần dưới thấp trong trang phục được thêu thùa rất nhiều. Ảnh: Wemagazin.
Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn. Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.
Sinh - Lào
lao.jpg
May váy áo là một nghệ thuật chi phối của dân tộc Lào, một phụ nữ Lào biết dệt từ độ tuổi rất nhỏ. Ảnh: Laosclosing.
Trang phục truyền thống Lào là một chiếc váy ống đơn giản, được làm bằng lụa, tơ lụa, bông hoặc bông chỉ, dệt họa tiết tinh tế cũng như thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Quần áo truyền thống đại diện cho phụ nữ của từng dân tộc Lào, vẻ đẹp, quyến rũ và hấp dẫn phù hợp với truyền thống.
Nyonya kebaya - Singapore
3673216795-0cb46cf15e.jpg
Nyonya kebaya thường được dùng trong những dịp trang trọng. Ảnh: Singhistory.
Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya. Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.
Kebaya - Indonesia
indonesia.jpg
Trng phục tinh tế của phụ nữ Indonesia. Ảnh: Fasion.
Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác. 
Baju Kurung - Malaysia
malaycostumes2.jpg
Người Malaysia thường mặc quần áo truyền thống của họ khi có sự kiện đặc biệt như ‘Hari Raya’ hay đi cầu nguyện vào thứ sáu hàng tuần. Ảnh: Malaysiatour.
Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.
Thummy - Myanmar
Myanmar-2013-839-web.jpg
Người Myanmar mặc trang phục truyền thống trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Myanmardaily.
Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.
Áo dài - Việt Nam
alex-tran-dam-tham-voi-ao-dai-1717-4351-
Người con gái Việt quyến rũ trong tà áo dài duyên dáng. Ảnh: Vmodel.
Từ thế kỷ 16, áo dài đã có cuộc hành trình riêng bên cạnh đời sống văn hóa biến thiên của người Việt. Áo dài đi vào thơ ca, nhạc họa, đời sống với vẻ đẹp riêng. Áo dài cũng đi vào những câu chuyện thời trang của từng thời đại. Người con gái Việt Nam luôn chọn chiếc áo dài trong dịp lễ tết trọng đại, đặc biệt là tết cổ truyền 
Baro't Saya - Phillipine
5422246897-0fda73329d-6512-1393928241.jp
Trang phục của phụ nữ Phillippines có xuất xứ từ váy truyền thống Tây Ban Nha. Ảnh: Sakura.
Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.
Baju Kurung - Brunei
61503-1641199110550-1253974535-9420-5615
Lịch sử của Đông Timor được phản ánh trong thiết kế và tầm quan trọng văn hóa của những nơi khác nhau cũng đi ra qua chúng. Ảnh: Haslan.
Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân