Quảng cáo

Kiến thức về bình chữa cháy

Kiến thức về bình chữa cháy

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Đằng sau con thuyền bị Trung Quốc đánh úp

Đằng sau con thuyền bị Trung Quốc đánh úp. Sáng sớm 30/5, chúng tôi tới nhà chủ tàu ở phường Thuận Phước và đón anh em ngay từ khi họ vừa trên xe bước xuống.


Người già nhất là ông Hoà đã 56 tuổi, mái tóc ông đã bạc, da sạm đen. Người trẻ nhất là cậu bé theo tàu để nấu cơm, mới 19 tuổi, trông cậu như một học sinh vừa kết thúc năm học. Có người về lành lặn, cũng có người mặt mày, thân mình còn xây xước tím bầm, chân còn băng bó...

Những ngư dân bám biển khi tàu bị đâm chìm đã trở về đất liền với hai bàn tay trắng! Chúng tôi được bạn đọc uỷ quyền mang 100 triệu đồng đến gọi là trợ giúp kịp thời 10 gia đình gặp nạn. “Một miếng khi đói bằng gói khi no” - ông bà ta vẫn khuyên như vậy.
 
Chuyện người chủ con tàu bị Trung Quốc đâm chìm
Nhà báo Nguyễn Lương Phán thay mặt báo Dân trí trao 100 triệu đồng tiền bạn đọc ủng hộ tới tay các ngư dân gặp nạn

Người về và con tàu cũng đã được trục vớt kịp thời mang về. Nhìn con tàu tan nát, ai lại không xót xa, đặc biệt là với vợ chồng người chủ tàu!
 
Tác giả (bìa phải) chụp ảnh cùng vợ chồng chủ tàu ĐNa 90508 TS (giữa)
Tác giả (bìa phải) chụp ảnh cùng vợ chồng chủ tàu ĐNa 90508 TS (giữa) 

Con tàu là đầu cơ nghiệp

Cha ông ta thường nói, con trâu là đầu cơ nghiệp, và vì là đầu cơ nghiệp cho nên trong đời một người đàn ông có ba điều quan trọng nhất là: tậu trâu, lấy vợ và làm nhà.

 Đầu cơ nghiệp của người nông dân là con trâu thì đầu cơ nghiệp của ngư dân chính là CON TÀU! Tậu trâu khó một thì tậu TÀU chắc chắn phải khó hơn gấp bội.

Con trâu chỉ là đầu cơ nghiệp của một gia đình , nhưng con tàu thì không chỉ là đầu cơ nghiệp của chủ tàu, mà nó còn gắn liền với cuộc sống hàng chục gia đình ngư dân bạn tàu.

Con tàu ĐNa 90152 TS bị Trung Quốc đánh chìm là của ông Vốn, bà Hoa. Con tàu ĐNa 90508 TS cứu con tàu bị đắm, vớt được đủ 10 thuyền viên rơi xuống biển cũng là của bà Hoa, ông Vốn.

Nhìn ngôi nhà khang trang ở đường Kỳ Đồng đủ chỗ cho chủ thợ gần hai chục người và hàng chục phóng viên, cán bộ các ban ngành đến thăm hỏi. Rồi nghe bà chủ có con trai du học tại Nhật Bản, con gái đang học ở Hà Nội, có người nghĩ, ông bà chủ nhà này chắc là con nhà đại gia, hoặc có vốn liếng từ nước ngoài trợ giúp...

Nhưng không!

Bà Hoa là con một gia đình ngư dân rất nghèo, mới 13 tuổi đã đôi quang gánh trên vai, tần tảo sớm hôm lên thuyền xuống bến, buôn từng gánh cá, mớ tôm. 19 tuổi, gặp anh ngư dân hơn mình hai tuổi mà đã có gần chục năm ra lộng vào khơi, họ đến với nhau, cưới xong cha mẹ hai bên cho hai chỉ vàng dắt lưng… Nhưng rồi ngay sau đó sinh cháu đầu lòng, con đau yếu bệnh tật, có đồng nào ông bà lại dồn sức chữa chạy cho con.

Ông nhớ lại, cả gia đình lúc này cần môt cái xe máy để đi lại vì địa bàn làm ăn trải dài trên cung đường Đà Nẵng - Chu Lai - Quảng Ngãi, xe có 7 triêu rưỡi mà phải vay tới 6 triệu, còn nợ lại 1 triệu rưỡi, nhưng nhờ có nó mà ông kết nối đươc "những người cùng hội cùng thuyền" bám biển đêm ngày.

Có người rồi, ông đánh liều chạy vạy 13 cây vàng để cùng chung mua một phần ba con tàu 39 cây vàng. Nhưng làm ăn thua lỗ, chỉ sau một năm ông chấp nhận lỗ 6 cây vàng, bán lại tàu và đi "lãnh tàu" đánh bắt xa bờ để làm ăn lớn hơn.

Đảm nhận chức vụ thuyền trưởng, ông quyết bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và biển đã không phụ người. Biển giúp ông trả nợ và dôi ra được ít tiền. Để tránh phải trả nợ tiền nhà đi thuê hàng tháng mà vẫn phải chịu cảnh chật chội, vợ chồng bàn nhau đi ra xa tìm mảnh đất cắm tạm chỗ ở. Vậy mà chỉ có đủ sức để mua 24 mét vuông đất.

Có đất xong, phải tính từng viên gạch, tấm lợp, chạy vạy mãi mà tưởng chừng như không thể dựng nổi cái nhà. Nhưng rồi, sau một chuyến đi biển dài ngày trở về, ông không thể tin vào mắt mình… Một mình vợ ở nhà với đứa con nhỏ mà bà đã xoay xở xây cho ông được mái ấm đúng nghĩa đen… Ông xúc động nhớ lại.

Nghĩ về những tháng ngày cơ cực ấy, ông không thể quên chuyện chiếc tivi. Hồi ấy gia đình ông làm sao mua nổi chiếc tivi dù là đen trắng. Tối tối đưa con bé nhỏ lại thấp tha thấp thỏm nhìn xem  nhà nào có tivi mà đang hé cửa để vào xem ké. Có lúc có phim hay mà con không vào được nhà nào xem lòng mẹ cha quặn đau… Và ông nhớ nhất một hôm, dạo đó khu nhà ông đường vẫn là đường đất mưa một trận là ướt át lội bì bõm, con ông lội qua đường vào nhà hàng xóm xem nhờ tivi với cái chân bẩn bị chủ nhà cốc vào đầu. Ông đau, đau mãi đến giờ... Cái nghèo, cái khó nó không chỉ là miếng cơm manh áo, mà nó còn nhiều nỗi khổ tâm khác.

Dẫu con chưa có tivi, dẫu vợ sinh tiếp đưa con thứ hai, nhưng phải mạnh dạn đầu tư để có phương tiện làm ăn. Năm 1999 ông dành ra được 40 triệu để mua lại con tàu cũ 60 CV. Đi được vài chuyến thì gặp ngay áp thấp nhiệt đới trên biển, tàu bạn khá tốt mà bị gió quật chìm, thế mà con tàu ọp ẹp của ông nhờ tài chèo chống, vừa tát nước tràn vào vừa soi đèn pin sửa chữa đã vượt sóng gió để trở về an toàn. Từ con tàu cũ nát đó, sau hai năm ông lại thêm tiền mua con tàu 90 CV với giá gấp 7-8 lần con tàu cũ. Từng bước, từng bước dò dẫm, đến năm 2002 ông bà lại gom cái cũ, vay mượn thêm mua tiếp con tàu khác, cải hoán lên đến 450 CV mang tên ĐNa 90152 TS. Và cùng đó là con tàu ĐNa 90508 TS 600 CV. Rồi từ ngôi nhà 24m2 đến đám đất 70m2, rồi cuối cùng là ngôi nhà khang trang ở đường Kỳ Đồng… 20 năm gia đình một người ngư dân nghèo từng bước đổi thay cùng thành phố Đà Nẵng, cùng sự chuyển mình của đất nước.
 
Ông Vốn, bà Hoa xót xa vì đầu cơ nghiệp đã tan thành mây khói.
Ông Vốn, bà Hoa xót xa vì "đầu cơ nghiệp" đã tan thành mây khói.

Mười năm con tàu vượt bão tố!

Với con tàu này, ông Vốn, bà Hoa đã tập hợp anh em bạn chài, hầu hết là người nghèo, cùng nhau bám biển. Thật bất ngờ, tôi ghi lại được tấm bằng về thành tích mười năm bám biển giữ vững chủ quyền đất nước, quyết định khen thưởng thuyền trưởng ĐNa 90152 TS được ký ngày 14/11/2013.

Như vậy, không phải khi Trung Quốc hạ đăt giàn khoan trái phép, dư luận nóng lên thì người ta mới thấy ông Vốn, bà Hoa có những đóng góp cụ thể, mà từ khi có con tàu ĐNa 90152 thuyền trưởng Trần Văn Vốn luôn thể hiện vai trò của mình trong bám biển giữ ngư trường truyền thống góp phần bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Từ khi có con tàu, hơn mười năm, ông bà đã phải đối mặt với biết bao thiếu thốn khó khăn, nhất là sự thách thức của sóng to gió lớn khi có hàng loạt cơn bão hoành hành trên biển cả. Những cái tên bão nhắc lại sởn gáy nhiều người như Chebi 2006, Xangsane 2006, Hagibis 2007, Neogurri 2008, trong đó đặc biệt là cơn bão Chanchu…

Tôi nhớ lại năm cơn bão Chanchu xảy ra, tôi cũng được bạn đọc ủy quyền để vào thăm ngư dân các phường ở Đà Nẵng bị nạn. Hình ảnh những gia đình mất cả mấy người lao động chính cùng lúc cứ làm tôi nghĩ rằng, hơn ai hết khi dong buồm ra khơi, những người lao động trên biển dù tỉnh nào, nước nào, dân tộc nào, màu da nào… cũng cần nắm chặt tay nhau để đứng vững trước phong ba bão tố. Thì đây, cũng mang danh ngư dân, giữa trời yên biển lặng họ lại đâm chìm một con tàu đánh cá, con tàu mà suốt mười mấy năm chắt chiu của gia đình ông Vốn. Họ đánh bật 10 thủy thủ trên tàu rơi xuống biển. Với biết bao mồ hôi nước mắt mới có con tàu này, mà bây giờ nó bị phá nát, thật sự không chỉ anh chị mà nhiều người không cầm được nước mắt.
 
Giấy khen 10 năm bám biển của ông Vốn
Giấy khen "10 năm bám biển" của ông Vốn

Điều làm bà chủ tàu lo lắng

Ngay từ hôm 26/5, khi nghe tin tàu của ngư dân Đà Nẵng bị Trung Quốc đâm chìm, cậu con trai Trần Huỳnh Luyến đang học khoa ô tô ở Nhật gọi điện về hỏi tàu ai, thế nào? Bà Hoa phải giấu con vì sợ con lo nghĩ phân tán học tập. Nhưng rồi khi báo chí, truyền hình đưa cụ thể hình ảnh con tàu, bà không thể giấu con. Và vì chủ quyền quốc gia, vì tài sản gia đình bị Trung Quốc phá nát, con trai bà đã hòa vào dòng người trên đất Nhật xuống đường biểu tình để phản đối Trung Quốc.

Hôm đến nhà bà tôi thật bất ngờ vì ngay trong phòng khách được trưng bày một chùm huy chương thể thao khá bắt mắt! Vàng, bạc, đồng có cả. Bà Hoa cho biết đó là huy chương giải cầu lông toàn quốc của cô con gái út Trần Huỳnh Như Tuyết, hiện là thành viên đội tuyển trẻ quốc gia đang tập huấn dài ngày ở Hà Nội.
 
Chùm huy chương của cô con gái
Chùm huy chương của cô con gái

Khi được thầy giáo và bạn bè báo tin, Tuyết gọi điện về nhà bà Hoa cũng phải tự mình “rắn rỏi” lên để các con yên tâm học tập. Bà nói với con mà như tự nhắc nhở mình, khi không đủ tiền thuê nhà hàng tháng mà gia đình mình vẫn vượt qua để có nhà, có tàu, có tiền cho con du học... thì giờ đây một chiếc tàu bị phá, nhưng vẫn còn nhà, còn tàu... và với sự giúp đỡ của nhân dân cả nước, các con cứ yên tâm. Ba mẹ sẽ nhanh chóng ổn định tàu thuyền ngư lưới cụ tiếp tục bám biển.

Bà nói vậy thôi chứ năm 2013 đôi tàu của bà bị lỗ hơn 500 triệu, rồi từ Tết Giáp ngọ đến nay gia đình bà đi bốn chuyến biển thì hai chuyến lỗ, chỉ một chuyến lời và chuyến này thì tay trắng!
Nhìn con tàu kéo về, tôi hỏi bà lo điều gì nhất, bà chậm rãi như để suy nghĩ thật thấu đáo rồi tâm sự: Bây giờ tàu hỏng, 10 thuyền viên chắc rồi sẽ phải đi tìm việc nơi khác. Trời ơi, mười mấy năm gắn bó sống chết với nhau, mà giờ để họ ra đi sao? Nhưng không đi làm với chủ khác thì lấy gì nuôi gia đình?

Trong số mười người thì lo nhất là trường hợp anh Phương vợ bị ung thư, con còn quá nhỏ. Rồi anh Hà hoàn cảnh gia đình cũng hết sức khó khăn. Bác Hoa già nhất cũng là người trụ cột gia đình, nếu không đi biển cả nhà không biết bấu víu vào đâu...

Con tàu - chứng tích tội ác: không bán, chỉ hiến!

Trước khi con tàu được vớt lên, bà Hoa cho biết các đơn vị như Xí nghiệp May 10 đã tặng bà 500 triệu đồng và môt số đơn vị khác giúp bà khoảng 400 triệu, như vậy gần 900 triệu để sửa chữa tàu. Nhưng khi tàu được trục vớt lên với những vết thương nham nhở, gia đình bà thống nhất hãy để nguyên trạng con tàu. Đây là một vật chứng sinh động để nhân dân trong nước và bạn bè thế giới thấy tận mắt tội ác của những kẻ đang muốn bá chủ biển Đông gây ra.

Ý kiến của bà được đông đảo bạn bè đồng tình, chính quyền huyện đảo Hoàng Sa ngỏ ý muốn mua lại con tàu để đưa vào bảo tàng chứng tích tội ác. Nghe vậy bà nói một cách dứt khoát rằng: Con tàu ĐNa 90152 TS là chứng tích tội ác do Trung Quốc gây nên cho gia đình tôi, cho ngư dân Đà Nẵng nói riêng và ngư dân cả nước nói chung nên tôi không bán. Tôi để con tàu nguyên trạng để làm vật chứng, tang chứng đi kiện. Tôi sẽ kiện Trung Quốc phá hoại tài sản của tôi, đâm chìm thủy thủ chúng tôi. Tôi xin hiến tặng nhà nước để trưng bày cho không những mọi người hôm nay thấy rõ để cảnh giác mà cho cả thế hệ mai sau họ cũng hiểu đươc điều gì đã xảy ra hôm nay…

Theo: Dân trí.

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Siêu xe độc nhất có mặt trên đường Việt Nam

Siêu xe độc nhất có mặt trên đường Việt Nam. Tưởng chừng những chiếc xe này chỉ có ở nước ngoài và nó đúng như vậy xuất hiện ở Việt Nam nó là những chiếc xe độc nhất.
Aston Martin Vanquish
Vanquish là dòng siêu xe cao cấp thứ hai của Aston Martin, chỉ đứng sau One 77. Chiếc xe gắn với series phim huyền thoại Điệp viên 007 này về Việt Nam từ năm 2006. Đây là siêu xe đầu tiên tại Việt Nam, là phát súng mở màn cho phong trào chơi xe trong nước. Thời đó, việc sở hữu một chiếc xe siêu cấp như Vanquish, lại ra biển trắng, khi mức thuế cao ngất ngưởng là một điều không thể tưởng đối với nhiều người. Theo thông tin được lan truyền, chiếc Vanquish tại Hà Nội có giá hơn 700.000 USD vào năm 2006.
Morgan Aero SuperSports, siêu xe, đại gia, xe siêu độc, đại gia hà nội, đại gia hà thành,
Vanquish là dòng siêu xe cao cấp thứ hai của Aston Martin
Vanquish được lắp động cơ V12 dung tích 6 lít có công suất 460 mã lực và mô-men xoắn cực đại 540 Nm. Tăng tốc lên 100 km/h trong 6,2 giây. Dù rất nhiều xe Aston Martin được nhập về Việt Nam, nhưng chủ yếu vẫn chỉ có DB9, Vantage, Rapide… mà chưa có chiếc Vanquish thứ hai xuất hiện.
Mercedes SLR McLaren
Mũi tên bạc” duy nhất tại Việt Nam về nước tháng 7/2008, nhập cảnh tại cảng Hải Phòng. Sau đó, nó được chuyển vào định cư tại Sài Gòn. Đây cũng là chiếc xe gây chấn động giới chơi xe trong nước bởi người sở hữu nó là một đại gia trẻ tuổi khá nổi tiếng. 
Morgan Aero SuperSports, siêu xe, đại gia, xe siêu độc, đại gia hà nội, đại gia hà thành,
Chiếc xe tại Việt Nam được nhập khẩu theo dạng xe cũ. 
Vào tháng 4/2013, người ta thấy chiếc xe xuất hiện tại Hà Nội. Theo giới thạo tin, chiếc xe đã được chuyển hộ khẩu ra Hà Nội nhưng vẫn giữ lại biển trắng tại Sài Gòn. SLR McLaren là sản phẩm hợp tác giữa Mercedes và McLaren, được mệnh danh là “mũi tên bạc”, theo tên những chiếc xe đua công thức 1 huyền thoại của Mercedes-Benz. Xe được trang bị động cơ V8, 5.4 lít, công suất tối đa 626 mã lực, và mô-men xoắn 780Nm.  Thời gian tăng tốc 0-100 km/h trong khoảng 3,8 giây, tốc độ tối đa là 320 km/h. Giá SLR McLaren mới ở Mỹ vào khoảng 500.000 USD. 
Chiếc xe tại Việt Nam được nhập khẩu theo dạng xe cũ. Thời đó, xe cũ được tính thuế tuyệt đối tùy theo dung tích xi lanh, chính vì vậy, mức giá sau thuế của chiếc siêu xe này không cao như đồn đoán.
Bugatti Veyron
Về nước từ tháng 2/2012, đã hơn 2 năm trôi qua nhưng “ông hoàng tốc độ” vẫn là chiếc xe duy nhất tại Việt Nam. Với mức giá xuất xưởng cao ngất ngưởng, cộng với tốc độ kinh hoàng của nó nên Veyron rất kén chủ. Chiếc Bugatti Veyron tại Việt Nam rất ít khi xuất hiện, nó nằm trong gara cùng với hàng chục siêu xe đắt tiền khác và được phủ bạt bảo vệ cẩn thận. 
Morgan Aero SuperSports, siêu xe, đại gia, xe siêu độc, đại gia hà nội, đại gia hà thành,
Đây là hypercar có giá xuất xưởng đắt nhất tại Việt Nam
Đây là hypercar có giá xuất xưởng đắt nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này, nhưng vì xe được nhập về Việt Nam theo dạng Việt Kiều hồi hương nên giá trị thực của nó “chỉ” 1,3 triệu USD, vì vậy nó vẫn chưa phải xe đắt nhất tại Việt Nam. 
Veyron tiêu chuẩn được lắp động cơ W16 dung tích 8.0 lít, sở hữu những công nghệ phức tạp nhất trên xe dân dụng. Nó có thể sản sinh công suất 1.001 mã lực và mô men xoắn cực đại là 1.200 Nm, cho khả năng tăng tốc từ 0-100 km.h chỉ trong 2,5 giây, trước khi đạt tốc độ tối đa 407 km/h.
Dodge Viper ACR
Viper không phải siêu xe, nhưng nó là chiếc xế hộp thể thao cơ bắp, mạnh mẽ đậm chất Mỹ. Chiếc xe tại Việt Nam được nhập về Việt Nam vào tháng 12/2012 và sở hữu bởi một đại gia Quảng Ninh. Phiên bản Viper tại Việt Nam là ACR, với cánh gió phía sau nhô cao, hai ống pô đặt dưới cửa, phát ra âm thanh âm vực thấp đầy uy lực. Viper không quá đắt, giá xuất xưởng tại Mỹ vào khoảng 100.000 USD, về Việt Nam, nếu xe nộp đủ các loại thuế, giá cũng chỉ khoảng 7 tỷ đồng. 
Morgan Aero SuperSports, siêu xe, đại gia, xe siêu độc, đại gia hà nội, đại gia hà thành,
Điều khiển Viper là một thử thách lớn, ngay cả với những tay lái lão luyện. 
Tuy nhiên, độ phổ biến thương hiệu thấp và mang tiếng là tốn xăng, khó lái nên không được các đại gia ưa chuộng. Viper khá mạnh mẽ, động cơ 8.4 lít, V10, sản sinh 600 mã lực và 760 Nm mô-men xoắn. 
Điều khiển Viper là một thử thách lớn, ngay cả với những tay lái lão luyện. Vận tốc quá nhanh, tay lái hơn nhẹ và đuôi bị văng mạnh khi vào cua ở tốc độ cao, cộng với điều kiện đường xá Việt Nam nên rất ít người dám mạo hiểm rước xe này về. 
Đây có lẽ là nguyên nhân khiến chiếc Viper độc nhất ở Việt Nam từng gặp nạn. Mặc dù so tổng thể giá trị, đây là một chiếc xe thể thao tuyệt vời. 
Morgan Aero SuperSports 
Cho đến thời điểm này, chỉ có một chiếc Morgan Aero SuperSports  tại Việt Nam. Xe được một đại gia ở thành phố biển Nha Trang rước về Việt Nam vào tháng 11/2011. Chiếc xe này gây chú ý bởi thân xe được làm thủ công bằng gỗ, giá xuất xưởng tại Anh Quốc hơn 200.000 USD. Vào tháng 5/2014, có người bắt gặp một chiếc 
Morgan Aero SuperSports, siêu xe, đại gia, xe siêu độc, đại gia hà nội, đại gia hà thành,
Morgan Aero SuperSports  mang biển trắng của Hà Nội. 
Morgan Aero SuperSports  mang biển trắng của Hà Nội. Nhiều người cho rằng đó là chiếc Morgan thứ hai tại Việt Nam, nhưng thực chất nó vẫn là chiếc xe mang biển NG tại Nha Trang, nhưng đã đăng ký lại. Morgan Aero SuperSports  sử dụng động cơ BMW V8 có dung tích 4.799 phân khối và công suất 367 mã lực, mô-men xoắn 501,7 Nm. Thời gian tăng tốc từ vị trí đứng im lên 100 km/h sau 4,5 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 273 km/h. Hãng Morgan Motor hiện sản xuất 9 mẫu xe, và tất cả đều có thân bằng gỗ và được lắp ráp hoàn toàn bằng tay.
Nơi cung cấp mua bán ô tô, đổi các ô tô cũ với giá tốt nhất tại hà nội.

Không sống hèn, sống nhục và sự thật lịch sử

Muốn có thể sống khí phách, cương trường bảo vệ non sông bờ cõi, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, con người phải thực sự yêu, gắn bó với lịch sử cha ông.
Người viết bài thực sự rưng rưng khi đọc lá thư của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó CT nước viết gửi bè bạn quốc tế, đăng trên VietNamNet ngày 04/6. Đằng sau những câu chữ chọn lọc, khúc triết của nữ chính khách từng trải qua những ngọt bùi trên bàn đàm phán 04 bên tại Hội nghị Paris hơn 40 năm trước đây, quá hiểu cái giá của chiến tranh, cái giá của hòa bình, quá hiểu khát vọng độc lập, tự do dân tộc của người dân Việt, là con tim chân thành, đau đớn của một người phụ nữ, trước chủ quyền đất nước đang bị khiêu khích trắng trợn:
“Nhìn thấy hình ảnh các tàu TQ đông đảo, to lớn lao vào các tàu chấp pháp của VN nhỏ hơn để tấn công gây thương tích, tôi thấy nhói trong tim. Cái gì sẽ diễn ra tiếp?
Phía TQ lại đổ lỗi việc đang xảy ra là do VN khiêu khích. Ai có thể tin một nước VN dân số bằng 1/15 của TQ, thu nhập GDP nhỏ hơn TQ 50 – 60 lần, đang cố gắng vượt qua tình trạng một nước nghèo, chậm phát triển lại có thể khiêu khích TQ? “
Không riêng gì bà Nguyễn Thị Bình, bất cứ người dân Việt nào có lòng yêu nước đều nhói tim khi nhìn những hình ảnh ngông cuồng và hung hăng vô lối ấy. Người viết bài đã không kiềm chế nổi lòng mình, không cầm được nước mắt: Nước đau, tim đau biết mấy (*)
Cũng vì thế, những ngày này, lòng yêu nước,  nỗi niềm của một dân tộc bị xâm lấn chủ quyền độc lập đã khiến các đại biểu QH tại kỳ họp QH khóa XIII bày tỏ mạnh mẽ ý chí, tấm lòng mình trước nghị trường, đồng cảm với sự bức xúc và phẫn nộ của nhân dân. Người viết xin được trích phát ngôn ấn tượng của ĐB Lê Nam (Thanh Hóa):
Dứt khoát bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, dứt khoát không chịu hèn chịu nhục!
giàn khoan,
Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa, ông Lê Nam. Ảnh: Ngọc Thắng
Liệu có thể coi đó như tuyên ngôn sống của dân tộc VN ở thời khắc đau xót nhưng đầy quyết liệt trước vận mệnh sinh tử quốc gia?
Chia sẻ những lo toan cho biển đảo, ĐB Đỗ Văn Đương kiến nghị Chính phủ cần có chính sách thắt lưng buộc bụng. Ông tự làm gương với lời hứa chân thành trước QH, đến hết nhiệm kỳ, nếu trời để sống, tôi dứt khoát không đi nước ngoài.
Lời hứa của ĐB Đỗ Văn Đương liệu có thể biến thành lời hứa và việc làm của rất nhiều đại biểu QH khác, của các cơ quan công quyền Nhà nước trong thời cuộc đất nước cần không chỉ dũng khí, mà rất cần cả tấm lòng, lẫn ý thức trách nhiệm chung. Nếu biết rằng bài báo của VnExpress, ngày 02/6 mới đây cho biết, tại một phiên họp trực tuyến với các địa phương, người đứng đầu CP đã phải cảnh báo việc nhiều chuyến công tác nước ngoài của cán bộ Nhà nước chi phí nhiều, không hiệu quả.
Tỷ như, năm 2012 có 3.780 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài, năm 2013, dù có giảm vẫn có hơn 3.200 đoàn. Tính ra mỗi ngày, hơn 08 đoàn đi nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Hiệu quả của những chuyến “cậu, mợ nó đi Tây” thế nào, mà người đứng đầu CP thấy “xấu hổ khi có quá nhiều đoàn VN sang nước bạn công tác nhưng trùng lặp nội dung nghiên cứu, trao đổi, gây tốn kém và lãng phí ngân sách".
Xã hội ta dễ dàng lên án quyết liệt quốc nạn tham nhũng, vì đó là tội ác. Nhưng dường như lại dễ thỏa hiệp với tệ nạn lãng phí. Bởi lãng phí thời gian, lãng phí tiền chùa nó không có hình hài của tội lỗi.
Dấu hiệu tích cực nhất trong những ngày đầu tiên của Kỳ họp QH chính là quyết định đúng đắn, kịp thời- QH dự kiến dành 16.000 tỉ đồng cân đối ngân sách năm 2013 để chi hỗ trợ cảnh sát biển, hỗ trợ các ngư dân luôn đủ sức hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, góp sức bảo vệ chủ quyền, biển đảo. Sự dấn thân của họ ngoài biển đảo đang rất cần sự “chia lửa” trong đất liền, cho họ đủ sức mạnh, chí khí và cả sự bình an tinh thần. Song con số 16000 tỷ đó, theo nhiều đại biểu, vẫn là chưa đủ. Đại biểu Trần Du Lịch còn đề nghị làm mạnh mẽ vấn đề quản lý tài chính công, từng bị các cử tri phản ánh.
giàn khoan,
Ảnh: Kiên Trung
Quan trọng hơn cả, lòng yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc ở thời khắc đầy thách thức này, liệu có biến thành trí khôn xây dựng và phát triển nội lực kinh tế- xã hội đất nước khi Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng đặt câu hỏi trước nghị trường:
Tôi không hiểu sao 90% dự án nguồn điện, 80% dự án giao thông các nhà thầu TQ đều trúng thầu. Rồi thì sau đó xảy ra tình trạng tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo, tăng giá thành, đặc biệt là không sử dụng nhân công VN? Và câu tự trả lời của ông mang ý nghĩa thực chất đến đắng lòng: Đây là bài học cho những ai còn mơ hồ về 16 chữ vàng, về 04 tốt! (Lao động, ngày 02/6)
Không ai phủ nhận, sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia là điều bình thường, nhưng bi kịch sẽ đến với quốc gia nào, mà sự chọn lựa cả công nghệ, lẫn nguyên liệu, nhân công rẻ mạt đi kèm với chất lượng công trình thấp. Ở góc độ kinh tế, đó là sự đầu tư giá… đắt. “Bi kịch” này đã diễn ra khá lâu với kinh tế nước Việt, liệu đến bao giờ sẽ được… mở nút?
Đáng chú ý, ý kiến của ông Mai Thanh Hải - nguyên Phó Tổng GĐ Cty Liên doanh Cáp điện VinaDaesung, Phó CT Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, trước hết cần phải sửa Luật Đấu thầu theo hướng loại bỏ những gói thầu chất lượng tồi, không làm lợi, thậm chí gây tổn hại đến kinh tế - xã hội của VN.
Bài toán “hóc búa”- xây dựng nội lực kinh tế nước Việt chưa thể có lời giải, chừng nào nước Việt không quyết liệt dấn thân trong cuộc trường chinh “lột xác”. Đó là cải cách thể chế kinh tế, mà nòng cốt là tái cơ cấu kinh tế, gắn với tiếp tục đa phương hóa các nguồn vốn FDI. Là diệt trừ giặc tham nhũng. Là CP có chính sách thắt lưng buộc bụng, thức tỉnh lòng yêu nước toàn xã hội, và đi đầu gương mẫu phải là các quan chức, cán bộ, đảng viên, động viên toàn xã hội ưu tiên dùng hàng VN.
Sự không chịu sống hèn, sống nhục, trước hết, là cần đấu tranh đến cùng tệ tham nhũng, biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, và biết “ưu tiên dùng hàng Việt”.
                                            **************
Muốn có thể sống khí phách, cương trường bảo vệ non sông bờ cõi, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, con người phải thực sự yêu, gắn bó với lịch sử cha ông.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có câu thơ giản dị, thấm thía: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Không tường gốc tích, không hiểu gốc tích, thì tình yêu đó liệu có đủ sức nặng khiến con người biết yêu nước sâu sắc, và khi cần – biết dấn thân?
Từ góc nhìn đó, người viết có phần chạnh lòng với câu chuyện học sinh “chê” môn sử trong kỳ thi Tốt nghiệp Trung học năm nay.
giàn khoan,
Hội đồng thi môn sử chỉ có duy nhất một thí sinh. Ảnh: Văn Chung
Chính vì số học sinh chọn thi môn Sử ít ỏi, dẫn đến sự bi hài và lãng phí sức người, sức của: có những hội đồng thi có tới 19 cán bộ, thậm chí có hội đồng thi có tới 59 người đủ các thành phần phục vụ 01 thí sinh thi Sử.
Đã đành, Sử là môn thi tự chọn, luật thi không bắt buộc, thì tùy ý chọn của người thi. Nhưng đặt cái tỷ lệ phần trăm chọn thi sử ít ỏi đó trong dòng chảy của những câu chuyện cũ về môn học này và vào đúng bối cảnh hiện nay, thì có lẽ khó coi đó là chuyện bình thường?
Nguyên nhân cốt lõi của sự thờ ơ này sẽ còn là một câu chuyện dài, mà giữa lúc đất nước đang dốc toàn lực cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, hãy chưa vội bàn đến. Nhưng trước hết, những người lớn có trách nhiệm cần đặt vấn đề, làm thế nào qua môn Sử có thể  khích lệ, củng cố lòng yêu nước, hiểu thêm về dân tộc.
Bởi, lịch sử, sự thật và sử học là ba phạm trù liên quan chặt chẽ với nhau. Mà ở đó, sự thật càng được tôn trọng bao nhiêu, thì tính hấp dẫn, tính giáo dục nhân cách càng cao bấy nhiêu, với người lớn, và với cả trẻ em. Bởi sự thật lịch sử một dân tộc có bi thương, hào hùng,  có những trang sử rạng rỡ, nhưng hẳn cũng có những trang sử u ám, buồn đau, những tổn thương, mất mát. Như số phận một con người trên hành trình của đời sống vậy.
Và hôm nay, vào những thời khắc nguy biến, trước hiểm họa xâm lấn chủ quyền dân tộc, ngành giáo dục, những nhà viết Sử, những nhà giáo, sẽ dạy cho con trẻ chúng ta học môn Sử ra sao, để biết sống khí phách, cương trường, để có thể làm chủ tương lai, vận mệnh của đất nước?

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Thu hồi xe lớn nhất của Ford

Thu hồi xe lớn nhất của Ford. xe Ford vừa đưa ra bốn thông báo triệu hồi cùng lúc với tổng số xe lên tới 1,4 triệu chiếc. Những xe này được sản xuất trong giai đoạn từ 2006 tới 2013.



thu hồi xe ford lớn nhất
Trong số những xe được triệu hồi, số lượng lớn nhất thuộc về Ford Escape và Mercury Mariner (anh em sinh đôi của Escape tại một số thị trường nhất định). Theo nhà sản xuất, các chủ xe nên nhanh chóng liên hệ đại lý gần nhất do những lỗi trong cảm biến mô men xoắn ở trục vô lăng. Lỗi này có thể khiến hệ thống trợ lực điện bị hỏng bất thường. Riêng hai mẫu xe này đã chiếm tới 915.216 chiếc trên tổng số xe bị triệu hồi. Theo Ford, đây là những chiếc được sản xuất trong khoảng 2008 tới 2011.
Ngoài Escape, hãng xe Mỹ cũng triệu hồi 177.500 chiếc Explorer với một lỗi tương tự - cũng nằm trong hệ thống điện của trục vô lăng. Các xe bị triệu hồi được sản xuất trong khaonrg 2011 đến 2013. Tiếp theo, 200.000 xe khác trong diện triệu hồi đều là chiếc sedan Taurus sản xuất trong khoảng 2010 đến 2014 do vấn đề rỉ sét trong cụm đèn biển số.
thu hồi xe ford lớn nhất
Nơi cung cấp mua bán ô tô cũ lớn nhất tại chợ ô tô hà nội




Cuối cùng, lệnh triệu hồi thứ tư được Ford “ưu ái” các mẫu Ford Fusion, Mecury Milan và Lincoln MKZ/Zephyr sản xuất trong khoảng 2006 tới 2011 (khoảng 82.576 chiếc). Những xe này gặp vấn đề với thảm trải sàn với nguy cơ gây rắc rối cho bàn đạp ga – cùng lỗi mà nhiều mẫu xe Toyota đã từng phải triệu hồi trước đây. Theo Ford, các chủ xe nhóm này nên sớm liên hệ với các đại lý gần nhất để biết thêm thông tin.

Việt Nam kêu gọi quốc tế phản đối Trung Quốc chiếm hữu biển Đông

Việt Nam kêu gọi quốc tế phản đối Trung Quốc chiếm hữu biển Đông. Ngày 28/5, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Thượng nghị sỹ Benjamin Cardin, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, đang thăm Hà Nội.


Ông Dũng nhắc lại hành động của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông”.Trang web chính phủ Việt Nam đưa tin Thủ tướng Việt Nam “cảm ơn Hoa Kỳ đã lên tiếng hản đối hành động phi pháp của Trung Quốc khi đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981”.
“Thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa để lên án hành động bất chấp luật pháp quốc tế nêu trên của Trung Quốc,” theo trang web chính phủ.
Trước đó, chiều 27/5, Thủ tướng Việt Nam cũng có thông điệp tương tự khi tiếp bà Ameerah Haq, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Cục trưởng Cục Hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình tại thực địa đang thăm Việt Nam.
Ông Dũng cảm ơn Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã lên tiếng về diễn biến trên Biển Đông.
Nhưng ông nói thêm trước tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng, ông đề nghị bà Ameerah Haq chuyển lời tới Tổng Thư ký để Liên Hiệp Quốc “tiếp tục có tiếng nói và hành động nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định của khu vực”.
Hôm 21/5, khi thăm Philippines, Thủ tướng Việt Nam cũng chỉ trích Trung Quốc, nói Trung Quốc “đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông”.
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng căng thẳng từ đầu tháng Năm, sau khi Việt Nam cáo buộc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của Việt Nam.
Vụ một tàu cá Đà Nẵng bị chìm hôm 26/5 làm quan hệ giữa hai nước tiếp tục rạn nứt.
Ngày 27/5, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi Trung Quốc "chấm dứt những hành động vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam”.

Theo: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140528_viet_pm_call.shtml
Seo: dieu hoa panasonic gia rẻ