"Nghề suy nghĩ" cần mọi người chung sức. "Chúng ta tuy được đào tạo và làm những nghề
khác nhau nhưng có lẽ có một nghề chung, giữ nguyên suốt cuộc đời, cần
cho tất cả mọi người. Ðó là nghề suy nghĩ...".
Dưới góc nhìn đó, phó giáo sư - tiến sĩ khoa học Phan Dũng đã viết nên bộ sách Sáng tạo và đổi mới sau hơn 30 năm tích cực du nhập, phổ biến và phát triển bộ môn phương pháp luận sáng tạo và đổi mới tại VN. Ông dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi nhân bộ sách Sáng tạo và đổi mới (Công ty sách Hạnh Phúc và NXB Trẻ) vừa ra mắt công chúng.
* Thưa ông, phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (cũng là tên tập 1 của bộ sách) nghe giống một môn học cao siêu ?
- Phương pháp này có thể bắt đầu từ những chuyện rất nhỏ. Tôi lấy ví dụ từ cái nắp vung nồi làm bằng kim loại. Có bà nội trợ nhận thấy: đậy vung thì không bị mất nhiệt nhưng không biết thức ăn được nấu ra sao.
Ngược lại, mở vung thì biết được tình trạng thức ăn nhưng bị mất nhiệt. Bà nội trợ đề ra mục đích làm sao có được nắp vung vừa giữ nhiệt, vừa giúp biết được tình trạng thức ăn. Bà nội trợ ở đây đã phát hiện vấn đề có trong công việc thường xuyên của bà, nằm ở chỗ cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa đóng và mở - mà logic thông thường là loại trừ nhau.
Giải pháp giải quyết vấn đề (cũng chính là giải pháp sáng tạo) là làm nắp vung trong suốt. Tính quy luật cần thấy ở đây là: làm đối tượng chưa trong suốt trở nên trong suốt.
Chúng ta cũng có thể dự báo về những thứ "trong suốt" khác. Thùng thư để ở cổng nhà bạn chưa trong suốt, hãy làm cho nó trong suốt. Bình đựng gas chưa trong suốt, hãy làm cho nó trong suốt. Còn nếu có bêtông trong suốt thì người ta không dám rút ruột công trình... Lưu ý những gì liên quan đến "trong suốt" vừa trình bày chỉ là một ý rất, rất nhỏ của phương pháp luận sáng tạo và đổi mới.
* Ông vừa cho xuất bản bộ sách Sáng tạo và đổi mới với từng nội dung cụ thể, chi tiết và cũng rất chuyên biệt. Ông kỳ vọng điều gì sau khi bộ sách này phát hành trên cả nước ?
- Bộ sách này tôi thai nghén từ hơn 40 năm trước, là kết quả tích lũy của tôi qua quá trình được đào tạo, tự đào tạo và qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu. Bộ sách này gồm mười quyển, hiện nay mới xuất bản được bảy quyển.
Với bộ sách này tôi không kỳ vọng lớn lao, mà chỉ mong muốn phổ biến cho nhiều người biết đến bộ môn phương pháp luận sáng tạo và đổi mới. Ðó là bộ môn khoa học trang bị cho mỗi người học các phương pháp với phạm vi áp dụng rất rộng, giúp người đó nâng cao năng suất và hiệu quả quá trình suy nghĩ, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong suốt cuộc đời.
* Có vẻ như ông tìm mọi cách để hướng mọi người đến một niềm tin rằng: sự sáng tạo cũng được khoa học hóa, tức có quy luật, có phương pháp ?
- Thầy tôi, giáo sư Altshuller, có một quyển sách tên Sáng tạo như một khoa học chính xác, tức là khi môn sáng tạo được khoa học hóa nó có thể được giảng dạy cho những người bình thường, kể cả các bà nội trợ. Môn học này hấp dẫn mọi người bởi cung cấp các công cụ cho tư duy trong mọi lĩnh vực công việc, đời sống, để mọi người có thể lựa chọn cách thức tối ưu suy nghĩ, giải quyết vấn đề và ra quyết định.
Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới chính là môn học được dùng thường xuyên hơn bất cứ môn học nào khác. Có lẽ mọi người cần học môn này trước khi học các chuyên môn riêng. Bởi như giáo sư Altshuller từng nói: "Mọi người có quyền bình đẳng về hạnh phúc, và quyền này trước tiên bao gồm quyền có cơ hội sáng tạo". Bộ môn này sẽ giúp mọi người được bình đẳng hơn trong lĩnh vực đó.
Theo: Sưu tầm!
Dưới góc nhìn đó, phó giáo sư - tiến sĩ khoa học Phan Dũng đã viết nên bộ sách Sáng tạo và đổi mới sau hơn 30 năm tích cực du nhập, phổ biến và phát triển bộ môn phương pháp luận sáng tạo và đổi mới tại VN. Ông dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi nhân bộ sách Sáng tạo và đổi mới (Công ty sách Hạnh Phúc và NXB Trẻ) vừa ra mắt công chúng.
* Thưa ông, phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (cũng là tên tập 1 của bộ sách) nghe giống một môn học cao siêu ?
- Phương pháp này có thể bắt đầu từ những chuyện rất nhỏ. Tôi lấy ví dụ từ cái nắp vung nồi làm bằng kim loại. Có bà nội trợ nhận thấy: đậy vung thì không bị mất nhiệt nhưng không biết thức ăn được nấu ra sao.
Ngược lại, mở vung thì biết được tình trạng thức ăn nhưng bị mất nhiệt. Bà nội trợ đề ra mục đích làm sao có được nắp vung vừa giữ nhiệt, vừa giúp biết được tình trạng thức ăn. Bà nội trợ ở đây đã phát hiện vấn đề có trong công việc thường xuyên của bà, nằm ở chỗ cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa đóng và mở - mà logic thông thường là loại trừ nhau.
Giải pháp giải quyết vấn đề (cũng chính là giải pháp sáng tạo) là làm nắp vung trong suốt. Tính quy luật cần thấy ở đây là: làm đối tượng chưa trong suốt trở nên trong suốt.
Năm 1971, ông Phan Dũng được nhận vào học tại Học viện Sáng tạo sáng chế ở Liên Xô và được học "Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (TRIZ)" từ cha đẻ của lý thuyết này - giáo sư Altshuller. Năm 1977 khi có điều kiện thuận lợi, ông đã mở khóa giảng dạy đầu tiên. Năm 1991, ông sáng lập Trung tâm Sáng tạo khoa học kỹ thuật (TSK) - thuộc Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM và điều hành trung tâm đến nay. Ông cho biết qua gần 380 khóa giảng dạy cơ bản và nâng cao, những học viên đã có những phản hồi rất tích cực.Quả thật, không phân biệt ngành nghề, lĩnh vực, dần dần chúng ta có vỏ bật lửa, cánh cửa tủ lạnh, thùng phiếu bầu cử, khiên (mộc) của cảnh sát chống biểu tình, tôn lợp mái nhà, đáy thuyền du lịch biển... được làm trong suốt. Nếu hiểu theo nghĩa bóng còn có thể lấy thêm nhiều ví dụ nữa như quốc hội được truyền hình trực tiếp - quốc hội trở nên trong suốt, rồi chính phủ trong suốt... Từ "minh bạch" hiện nay thường được dùng trên báo chí, về mặt nghĩa cũng là "trong suốt".
Chúng ta cũng có thể dự báo về những thứ "trong suốt" khác. Thùng thư để ở cổng nhà bạn chưa trong suốt, hãy làm cho nó trong suốt. Bình đựng gas chưa trong suốt, hãy làm cho nó trong suốt. Còn nếu có bêtông trong suốt thì người ta không dám rút ruột công trình... Lưu ý những gì liên quan đến "trong suốt" vừa trình bày chỉ là một ý rất, rất nhỏ của phương pháp luận sáng tạo và đổi mới.
* Ông vừa cho xuất bản bộ sách Sáng tạo và đổi mới với từng nội dung cụ thể, chi tiết và cũng rất chuyên biệt. Ông kỳ vọng điều gì sau khi bộ sách này phát hành trên cả nước ?
- Bộ sách này tôi thai nghén từ hơn 40 năm trước, là kết quả tích lũy của tôi qua quá trình được đào tạo, tự đào tạo và qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu. Bộ sách này gồm mười quyển, hiện nay mới xuất bản được bảy quyển.
Với bộ sách này tôi không kỳ vọng lớn lao, mà chỉ mong muốn phổ biến cho nhiều người biết đến bộ môn phương pháp luận sáng tạo và đổi mới. Ðó là bộ môn khoa học trang bị cho mỗi người học các phương pháp với phạm vi áp dụng rất rộng, giúp người đó nâng cao năng suất và hiệu quả quá trình suy nghĩ, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong suốt cuộc đời.
* Có vẻ như ông tìm mọi cách để hướng mọi người đến một niềm tin rằng: sự sáng tạo cũng được khoa học hóa, tức có quy luật, có phương pháp ?
- Thầy tôi, giáo sư Altshuller, có một quyển sách tên Sáng tạo như một khoa học chính xác, tức là khi môn sáng tạo được khoa học hóa nó có thể được giảng dạy cho những người bình thường, kể cả các bà nội trợ. Môn học này hấp dẫn mọi người bởi cung cấp các công cụ cho tư duy trong mọi lĩnh vực công việc, đời sống, để mọi người có thể lựa chọn cách thức tối ưu suy nghĩ, giải quyết vấn đề và ra quyết định.
Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới chính là môn học được dùng thường xuyên hơn bất cứ môn học nào khác. Có lẽ mọi người cần học môn này trước khi học các chuyên môn riêng. Bởi như giáo sư Altshuller từng nói: "Mọi người có quyền bình đẳng về hạnh phúc, và quyền này trước tiên bao gồm quyền có cơ hội sáng tạo". Bộ môn này sẽ giúp mọi người được bình đẳng hơn trong lĩnh vực đó.
Theo: Sưu tầm!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét