Nguồn tin Dân Trí - Xã Mỹ An là xã vùng sâu cách trung tâm huyện Thạnh Phú khoảng 6km với 2.224 hộ dân, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 24%, là một xã thuần nông chuyên về lúa và tôm.
Tiêu điểm nóng.
Xã Mỹ An có chiều rộng chỉ 3km, nhưng chiều
dài lại tới 12km, với bốn bề đều sông nước nên việc đi lại của người dân
nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.
10
năm qua, địa phương đã vận động từ nhiều nguồn xây dựng được 90 cây cầu
nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều cây cầu xuống cấp trầm
trọng cần được sửa chữa, xây mới và báo động nhất là cầu Rạch Bùn nối
hai ấp An Hòa và An Hòa B.
Cầu Rạch Bùn nối hai ấp An Hòa- An Hòa B đã xuống cấp từ nhiều năm nay.
Cầu
Rạch Bùn phục vụ nhu cầu đi lại của hàng trăm học sinh và hàng trăm hộ
dân đang sinh sống ở đây. Theo người dân cho biết, gần đây có một số
trường hợp học sinh đi trên cầu bị té sông do cầu đã cũ kỹ nhưng rất may
được bà con cứu giúp nên không gặp nguy hiểm đáng tiếc.
Theo quan sát của PV Dân trí,
cầu Rạch Bùn dài khoảng 20m, được bắc tạm bằng những cây gỗ đã cũ, mục
nát, xập xệ trông đến thảm hại. Khi có người bước chân lên cầu thì toàn
bộ cây cầu rung rinh. Quả thật, chúng tôi cũng không đủ can đảm để bước
qua mà chỉ dám cúi xuống di chuyển thật khẽ bằng từng bước chân, còn tay
thì giữ chặt vào thành cầu cứ như một đứa trẻ mới tập tễnh nhích từng
bước một.
Thế
nhưng, cây cầu này hàng ngày có hàng trăm học sinh và hàng trăm người
dân đi qua. Bà Lê Thị Viễn (ngụ ấp An Hòa B) cho biết: “Cây cầu này nằm
cặp bên hông trường học nên có nhiều học sinh đi lại, nhiều em còn nhỏ
sơ ý một chút là có thể gặp tai nạn như chơi. Mới cách đây mấy tháng có
em học sinh đi qua bị té xuống kênh nhưng may mắn bữa đó nước ròng nên
không sao”.
Cầu chỉ là những mảnh ván cũ ghép lại một cách sơ sài.
Em
Mai Thị Cẩm Đào (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Mỹ An) nói: “Hằng ngày
qua cây cầu này con và các bạn sợ lắm vì cầu không có lan can, gỗ lại
mục gãy hết rồi. Chúng con ao ước có được cây cầu xi măng để đi lại
thuận tiện mà không phải dừng lại để bò như bây giờ nữa”.
Ông
Nguyễn Thanh Danh (một người dân ở ấp An Hòa B) cho biết: “Cứ đến giờ
tụi nhỏ đi học hay tan trường là tui lại lo lắng, có bữa đang loay hoay ở
phía sau nhà cho gà vịt ăn thì nghe tiếng tụi nhỏ té sông. Tui vội vàng
quăng đồ ăn của gà vịt, lao thẳng xuống phía bờ sông để cứu tụi nhỏ.
Mùa nắng còn đỡ chứ mùa mưa mấy đứa đi học mà tôi không có mặt ở nhà là
trong người bất an”.
Vừa
lọ mọ đi qua cầu, em Trang (một học sinh ở ấp An Hòa) nói như mếu: “Tụi
em mỗi lần qua cây cầu này run dữ lắm. Những lúc trời mưa tụi em phải
đợi có người lớn dắt qua chứ không dám qua một mình. Nếu có được các
chú, các bác xây cầu mới cho chúng em thì vui biết chừng nào. Chúng em
có thể đạp xe qua cầu, thích lắm”, em Trang nói mong muốn của mình với
chúng tôi như thế.
Cầu hư hại, học sinh đi lại khó khăn, người dân vẫn luôn ước mơ có cầu mới nhưng chưa biết khi nào mới có được.
Theo
người dân địa phương, cầu Rạch Bùn được bà con trong xóm đóng góp lại
làm trụ xi măng nhưng không đủ tiền nên có một số trụ vẫn phải làm bằng
cây, còn toàn bộ mặt cầu rộng khoảng 1m chỉ là những tấm ván cũ ghép
lại. Hiện tại, học sinh và người dân qua lại chỉ đi bộ còn những phương
tiện như xe đạp, xe gắn máy đều được gửi ở phía bên kia cầu. Con đường
dẫn vào cầu cũng là đường đất nên trời mưa học sinh đi lại rất khó khăn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét